Răng số 7 hay còn gọi là răng cối lớn thứ 2, giữ chức năng ăn nhai quan trọng trong khuôn hàm. Ở người bình thường, răng số 7 thường có 3 ống tủy. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp biến thể, răng số 7 có thể có 4 ống tủy.
Tủy răng là phần trong cùng, là một tổ chức liên kết chứ nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đây được coi như “trái tim” của toàn bộ răng và có chức năng duy trì sự sống của răng.
Tủy răng được bao bọc bởi 2 lớp men răng và ngà răng cứng chắc nên rất khó bị tác động. Tuy nhiên, khi 2 lớp răng bên ngoài bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào tủy răng và làm cho chúng bị tổn thương.
2/ Viêm tủy răng số 7 nên làm gì?
Khi viêm tủy răng thì việc răng số 7 có mấy ống tủy sẽ không chi phối nhiều đến phương pháp điều trị của bác sĩ cũng như khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Tại Nha khoa quy trình điều trị tủy của bác sĩ sẽ diễn ra qua 4 bước chính như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành chụp phim tại vùng răng nghi là viêm tủy và xây dựng phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.
Bước 2: Đặt đê cao su
Sau khi gây tê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành đặt đê cao su nhằm cách ly răng viêm tủy khỏi nước bọt. Mục đích của việc này là giúp răng luôn trong môi trường khô, sạch.
Bước 3: Tiến hành điều trị tủy
Bác sĩ thực hiện mở tủy bằng một mũi khoan chuyên dụng. Dụng cụ lấy tủy được sử dụng để lấy sạch tủy răng viêm và những vi khuẩn trong ống tủy. Sau đó, bác sĩ tiếp tục chụp phim đo chiều dài chân răng và ống tủy để thực hiện tạo hình ống tủy chuẩn xác nhất.
Bước 4: Trám bít ống tủy
Nhựa trám chuyên dụng được sử dụng để trám bít lại ống tủy. Nếu bệnh nhân yêu cầu, bác sĩ sẽ thực hiện thêm bước chụp bảo vệ răng, hoàn tất quy trình.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những thay đổi nhỏ trong quá trình điều trị viêm tủy răng để phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Tốt hơn hết, bạn nên sớm đến Nha khoa thăm khám để có kế hoạch điều trị sớm nhất trước khi bệnh tiến triển.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét