Răng khôn (Hay còn gọi là răng số 8) là răng thường mọc ở lứa tuổi 15-25. Vốn là răng mọc lên cuối cùng trong cung hàm, tức là khi cung hàm đã đủ chỗ cho 28 răng cố định (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới), nên răng khôn thường phải tự tìm đường khác để có thể phát triển, bởi vậy mà các răng này thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc so với các răng bên cạnh. Chỉ có một số ít răng số 8 là mọc thẳng và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đối với các răng xung quanh.
Răng khôn mọc lệch có thể gây ra nhiều đau nhức, khó chịu, đặc biệt là những tác động xấu đối với răng số 7. Nếu không được xử lý kịp thời, răng số 7 có thể sẽ bị phá hủy, lung lay, thậm chí là mất răng.
Bên cạnh đó, răng số 8 cũng không hề có bất cứ tác dụng nào đối với chức năng ăn nhai, nó lại nằm ở phía trong cùng của cung hàm nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ, là môi trường thuận lợi để ứ đọng các mảnh vụn thức ăn, khiến cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển nên dễ gây ra sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Bởi vậy, hầu như tất cả các răng khôn mọc lệch đều được chỉ định cần phải nhổ bỏ.
Rang khon moc lech co nen nho khong xem tại từ khóa.
2. Nhổ răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không?Nhổ răng khôn thực ra chỉ là một tiểu phẫu tương đối đơn giản, không gây ra bất cứ nguy hiểm nào. Hơn nữa, trước khi nhổ răng, các bác sĩ cũng tiến hành chụp x-quang để xác định được chính xác vị trí, tình trạng của răng, xem có ảnh hưởng gì đến dây thần kinh hay không… để đưa ra chỉ định nhổ/không nhổ nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm.
Răng khôn mọc lệch thường được chỉ định nhổ
Bên cạnh đó, nếu gặp phải một số bệnh lý dưới đây, cũng cần phải thông báo cho bác sĩ nha khoa để có chỉ định phù hợp:
– Bệnh lý toàn thân bao gồm các bệnh lý liên quan tới vấn đề đông máu và bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
– Một số bệnh lý toàn thân khác như : bệnh tim mạch không thể kiểm soát, bệnh tiểu đường, các căn bệnh ác tính.
– Các bệnh lý tại chỗ là bao gồm những trường hợp răng bạn đang trong thời gian điều trị xạ trị hoặc là bị nhiễm trùng. Trường hợp này cần phải điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng rồi mới có thể thăm khám và quyết định rằng có nên nhổ răng hay không.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét