Việc lựa chọn một giải pháp điều trị khớp cắn ngược sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng của bệnh lý đang biểu hiện như thế nào. Điều này sẽ được quyết định sau khi nha sỹ thăm khám cụ thể về tình trạng của bệnh nhân.
Khớp cắn ngược hay còn gọi là hàm móm có biểu hiện cơ bản là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên. Bệnh lý này thường có 2 dạng: khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương hàm. Với mỗi dạng khác nhau thì phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Làm thế nào để điều trị khớp cắn ngược?
1. Khớp cắn ngược do răng
Đây là tình trạng khá phổ biến mà nhiều bệnh nhân mắc phải khi xương hàm trên kém phát triển hơn so với hàm dưới biểu hiện ra là một khuôn mặt lõm hay còn gọi là mặt gãy ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân là do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.
Thông thường, bệnh nhân cần đến gặp nha sỹ 4-6 tuần/lần để điều chỉnh mắc cài hoặc thay khay niềng và thông thường trong vòng 2 năm chỉnh nha thì bạn cần thay đến khoảng 20 khay niềng cũng như gặp nha sỹ rất nhiều lần.
Đối với trẻ em thì việc phát hiện sớm ra tình trạng khớp cắn ngược là việc hết sức quan trọng Điều trị sẽ giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng nên để ý đến các thói quen của trẻ hàng ngày. Nếu nhận thấy trẻ thường xuyên trượt hàm sang bên thì hãy nhắc và giúp bé sửa dần.
2. Khớp cắn ngược do xương
Với bệnh lý khớp cắn ngược do xương không thể điều trị bằng cách niềng răng thông thường. Bệnh lý có thể phát hiện từ sớm ở giai đoạn răng sữa với biểu hiện là một khuôn mặt lõm với hàm răng trên ở phía trong so với hàm răng dưới và càng ngày mức độ lõm càng gia tăng có thể gây khớp cắn hở phía trước.
Nguyên nhân là do xương hàm trên kém phát triển hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
Trường hợp bệnh lý ở mức độ nặng, do quá phát xương hàm dưới hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì hướng điều trị chủ yếu là phẫu thuật chỉnh hình nhưng chỉ định điều trị phẫu thuật chỉ áp dụng cho bệnh nhân khoảng từ 18 tuổi trở lên khi mà xương hàm đã có sự phát triển đầy đủ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét