Khởi đầu là tổn thương ở bề mặt men với vết trắng, nếu được đo độ cứng sẽ thấy giảm hơn so với men lành. Ở giai đoạn này nếu răng trẻ được bôi gel flour vào bề mặt răng thì có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi. Nếu không được xử trí thì tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, sau đó đến lớp ngà răng, lỗ sâu răng thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng.
Trẻ em rất hay bị sâu răng, nếu cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ, có thể sau này trẻ sẽ không có được hàm răng như ý. Vậy trẻ bị sâu răng sữa có ảnh hưởng gì cho việc mọc răng sau này không? Các nguyên nhân gây sau răng sữa là gì? và cách phòng tránh thế nào? Cùng tham khảo các bạn nhé!
Sâu răng sữa và sức khỏe của trẻ
Con gái tôi 4 tuổi, trên bề mặt răng của cháu tôi thấy có vết đen, ngày càng lan sâu xuống phần dưới của răng.
Xin hỏi, răng của cháu có phải bị sâu không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không?
Theo như chị mô tả thì răng của cháu rất có khả năng đã bị sâu. Hiện nay, trẻ bị sâu răng sữa ngày càng nhiều. Chất đường, mảng bám, thói quen ăn uống và ngay cả bề mặt răng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến răng và gây sâu răng. Trẻ không có thói quen vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ cũng liên quan nhiều đến sâu răng. Tiến triển của sâu răng ở răng sữa có tốc độ nhanh hơn so với răng vĩnh viễn.
Để ngăn chặn và phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ, chị cần tập cho cháu cách đánh răng, sử dụng nước muối loãng súc miệng, điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống của trẻ, không để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là ban đêm.
Phòng và tránh sâu răng sữa
Răng sữa (RS) dễ bị bào mòn, nếu để bị sâu răng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ.Vai trò của RS- RS giữ chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ: cắn, xé, nhai, nghiền nát thức ăn. Ảnh hưởng tới việc bé ăn có được ngon miệng không, hấp thụ thức ăn có được tốt và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của bé?- RS kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vào cử động nhai, sự hợp lý của cung răng và RS còn giữ cho răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí.- RS giúp cho trẻ phát âm được chuẩn hơn. Nếu mất RS sớm sẽ làm khó khăn khi phát âm một số âm (T, S, C, V…) và có thể ảnh hưởng lâu dài, kể cả đã mọc răng vĩnh viễn.- RS khỏe mạnh sẽ cho bé khuôn mặt xinh tươi và nụ cười rạng rỡ.Lịch mọc RS
Có tất cả 20 chiếc RS, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Tùy mỗi trẻ, chúng sẽ mọc ở những thời điểm rất khác nhau.
Các kiểu mọc RS thường gặp nhất:
– 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5 – 8 tháng.
– 4 răng cửa bên (2): 7 – 10 tháng.
– 4 răng hàm đầu tiên (4): 12 – 16 tháng.
– 4 răng nanh (3): 14 – 20 tháng.
– 4 răng hàm thứ 2 (5): 20 – 32 tháng.
Tại sao RS hay bị sâu?
– RS có cấu tạo kém bền chắc hơn răng vĩnh viễn.
– Vì RS có buồng tủy to hơn răng vĩnh viễn nên khi bị sâu răng dễ bị viêm tủy.
Điều trị rất ít hiệu quả.
– Trẻ em vệ sinh răng miệng kém: những mảnh vụn thức ăn, các chất bột đường… bám trên bề mặt răng phá hủy men răng, gây sâu răng.
– Trẻ thường ăn bánh, mứt, kẹo ngoài các bữa ăn chính.
Sâu răng sữa nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn tới biếng ăn. Nhổ răng cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ rất khó khăn. Ngoài ra, sâu răng sữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng răng vĩnh viễn như mầm răng vĩnh viễn có thể bị phá hủy hoặc răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí do răng sữa bị nhổ quá sớm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét