Trám răng ( hàn răng) là một phương pháp dùng trong nha khoa để khôi phục lại hình dạng, chức năng của những chiếc răng sâu hoặc vỡ, mẻ về trạng thái ban đầu với đầy đủ các chức năng của một răng tự nhiên. Vật liệu trám răng có thể sử dụng hợp chất kim loại hoặc nhựa composite tùy theo yêu cầu của bệnh nhân và nha khoa thực hiện.
Khi bác sĩ thực hiện trám răng cho bệnh nhân thì việc đầu tiên là họ sẽ loại bỏ các nguyên nhân và làm sạch khu vực bị ảnh hưởng của răng bị sâu hoặc bệnh lý răng khác và lấp đầy khoảng trống với chất làm đầy chuyên dụng.
Bằng cách lấp lại và đóng kín không gian nơi vi khuẩn có thể xâm nhập trên răng, trám răng thẩm mỹ giúp ngăn ngừa răng bị sâu nặng hơn hoặc giúp răng trở về hình dạng ban đầu, hồi phục khả năng ăn nhai. Đồng thời phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như hàm mặt do không phải mài cùi hay chụp răng.
2. Khi nào cần trám răng?
Ngoài việc điều trị chấn thương và bệnh lý răng miệng, nhiều người muốn trám răng vì những lý do thẩm mỹ khác nữa... Một số lý do trám răng phổ biến như:
a. Sâu răng: Sâu răng là bệnh do vi khuẩn, vi khuẩn lên men chất bột đường trong thực phẩm tạo ra acid. Acid hòa tan chất khoáng của răng tạo ra lổ trên bề mặt men răng gọi là sâu răng. Sâu răng cũng có thể do khiếm khuyết của men răng. Men răng dễ hòa tan trong acid do cấu tạo thành phần muối khoáng ở bề mặt men răng. Bề mặt men răng có nhiều trũng, rãnh sâu, dễ động thức ăn nhưng khó chải rửa sạch. Thức ăn là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn, sinh acid gây sâu răng tại các trũng, rãnh
Điều trị: Dùng vật liệu trám để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.Các chất trám thông dụng hiện nay: Composite,Amalgam,GIC(Glass Ionomer Cement),Composite được dung rộng rãi hơn vì tính thẩm mỹ cao,có nhiều màu sắc phù hợp các màu răng khác nhau.
b. Chấn thương răng: Trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gãy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
c. Mòn răng: Thường do nhiều nguyên nhân như:
+ Chải răng sai phương pháp(chà ngang),chải răng quá mạnh,sử dụng bàn chải lông cứng,làm lớp men vùng cổ răng(thường rất mỏng) bị mòn,khuyết,lộ lớp ngà răng, gây nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
+ Nghiến răng gây mòn cổ răng (do tạo lực xoắn),mòn mặt nhai,rìa cắn…
Các trường hợp trên được điều trị bằng trám răng thường dùng Composite trám khuyết hổng vùng cổ răng,nếu khuyết sâu vào tủy(gây dau nhức thì phải điều trị tủy),mòn mặt nhai hoặc rìa cắn quá mức nên dùng loại hình điều trị khác: phục hình răng (bọc mão).
d. Nhu cầu thẩm mỹ: với những răng có màu sậm, kém thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu sáng hơn để đắp lên bề mặt răng nhằm cài thiện màu cho răng.
e. Trám răng phòng ngừa: Chủ yếu cho các bé, các răng cối có trũng rãnh sâu, dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch. Khi đó nha sĩ sẽ thực hiện một miếng trám để làm đầy rãnh trũng đó, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
Lưu Ý: Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp trám răng để xử lý. Việc điều trị bằng phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ có phương pháp tối ưu nhất. Đối với bệnh nhân, để có một hàm răng chắc khỏe thì khi có bất cứ vấn đề răng miệng nào thì không nên tự ý xử lý tại nhà mà nên đến khám tại các nha khoa uy tín để có những biện pháp can thiệp và xử lý tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét